Lợi suất đáo hạn là một thuật ngữ tài chính rất được quan tâm đối với các nhà đầu tư tài chính. Để hiểu rõ hơn về khái niệm của lợi suất đáo hạn cũng như ý nghĩa thực tiễn của nó, hãy cùng theo dõi bài viết về lợi suất đáo hạn dưới đây để nắm thêm thông tin chi tiết.
Lợi suất đáo hạn là gì ?
Lợi suất đáo hạn hay lợi tức đáo hạn hoặc lãi suất đáo hạn – Yield to Maturity (YTM) được định nghĩa là lãi suất hòa vốn trung bình của một trái phiếu nếu trái phiếu đó được mua ở một thời điểm và được các nhà đầu tư giữ lại cho đến ngày đáo hạn thanh toán. Nói đơn giản hơn thì lợi suất đáo hạn chính là tỷ suất lợi nhuận mà một nhà đầu tư thu được khi nắm giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn thanh toán.
Sử dụng lợi suất đáo hạn là phương pháp thường được dùng để so sánh lợi suất trên các trái phiếu với lợi suất của các loại chứng khoán khác nhau.
Lợi suất đáo hạn là gì ?
Công thức tính lợi suất đáo hạn trên trái phiếu.
Lợi suất đáo hạn được xác định bằng một trong 2 công thức dưới đây:
P= C1+YTM+C1+YTM2+C1+YTM3+…+M1+YTMn
hoặc công thức :
P= t=1nC1+YTMt+M1+YTMn
Trong đó:
- C là số tiền lãi coupon hằng năm
- P là giá thị trường của trái phiếu đó
- n là thời gian tính bằng năm đến ngày trái phiếu đáo hạn
Ví dụ về lợi suất đáo hạn.
Vào ngày 29/3/2016, trái phiếu chính phủ có lãi suất định kỳ là 8%, Thời gian đến khi đáo hạn là 5 năm. Trái phiếu có giá thanh toán là 95. Lợi suất đáo hạn là y = 9,295%, thời hạn là D = 4,292, thời hạn hiệu chỉnh là Dmod = 3,927
Có thể hiểu như sau:
Lãi suất định kỳ hay lãi suất danh nghĩa ở mức 8%/năm.
Nếu lãi suất đến khi đáo hạn tăng từ 9,295 % lên 9,495 % thì thị trường gọi là Trái phiếu đã tăng lên 0,2 điểm.
0,2 điểm này được xác định từ : 9,495 – 9,295 = 0,2
Vậy, khi lợi suất đáo hạn tăng từ 9,295% lên 9,495%, tức là 2 điểm % thì:
Ta có: 9,495 – 9,2959,295 = 0,0215 (∆y sẽ bằng 0,2%).
Từ công thức tính thời gian đáo hạn, ta có thể tính tỷ lệ thay đổi giá của trái phiếu đó.
Cụ thể, tỷ lệ thay đổi giá trái phiếu được xác định bằng công thức:
∆PP = – Dmod x ∆y = – 3,927 x 0,2% = – 0,785%
Mức thay đổi giá của trái phiếu đã giảm đi:
∆P = -0,785 % x 95 = – 0,756
Kiểm chứng kết quả trên bằng công thức định giá trái phiếu:
P’= 81+9,495 %+81+9,495 %2+81+9,495 %3+…+M1081++9,495 %5=94, 258
Tầm quan trọng YTM.
Vai trò tối quan trọng của lợi suất đáo hạn là thước đo để ước tính việc mua trái phiếu trong một khoảng thời gian đó có phải là một khoản đầu tư sinh lời hay không. Các nhà đầu tư đều muốn sở hữu cho bản thân một danh mục đầu tư gồm những trái phiếu có lợi. Vì vậy, lợi suất đáo hạn trên thị trường là căn cứ để nhà đầu tư có thể so sánh các lợi suất đáo hạn của nhiều lợi trái phiếu với nhau, dựa trên lãi suất đáo hạn mà bản thân nhà đầu tư kỳ vọng đạt được để ra quyết định.
Bên cạnh đó, lợi suất đáo hạn cũng là một công cụ hỗ trợ các nhà đầu tư xác định được những thay đổi trên thị trường có ảnh hưởng như thế nào đến các danh mục đầu tư của họ.
Ý nghĩa của lợi suất đáo hạn trong đầu tư trái phiếu.
Lợi suất đáo hạn cũng là một loại lãi suất hoàn vốn. Vì vậy khi xác định lợi suất đáo hạn cũng có thể dùng một trong 2 phương pháp : phương pháp thử hoặc nội suy.
Mức sinh lời từ trái phiếu được xác định bằng lợi suất đáo hạn. Đây là đại lượng được các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng khi tính toán lợi nhuận để ra quyết định đầu tư.
Lợi suất trái phiếu ở một số nước được niêm yết công khai hằng ngày trên các tờ báo chính thống nhằm cập nhật liên tục các thông tin hỗ trợ cho nhà đầu tư.
Ý nghĩa của lợi suất đáo hạn.
Tính toán các lợi suất đáo hạn là không chỉ tính toán đến tình lãi sinh ra ở hiện tại mà còn liên quan đến các khoản lãi hoặc lỗ trong tương tai nếu các nhà đầu tư quyết định giữ trái phiếu đến cuối kỳ đáo hạn.
Lợi suất đáo hạn còn là công cụ để xem xét đến thời gian của dòng tiền và các mối quan hệ, hệ số tương quan giữa lợi suất đáo hạn và trái phiếu, lãi suất coupon và lợi suất hiện hành. Cụ thể như sau:
- Khi trái phiếu được bán tại mệnh giá niêm yết, lãi suất coupon, lãi suất hiện hành và lợi suất đáo hạn có giá trị bằng nhau.
- Khi trái phiếu được bán ra trên mệnh giá niêm yết thì lãi suất coupon lớn hơn lãi suất hiện hành, lãi suất hiện hành lại lớn hơn lợi suất đáo hạn.
- Khi trái phiếu được bán ra dưới mệnh giá niêm yết thì lợi suất đáo hạn là lớn nhất và lớn hơn lãi suất hiện hành. Bên cạnh đó, lãi suất hiện hành lại lớn hơn lãi suất coupon.
Hiện nay, vay tiền online chuyển khoản ngay với điều kiện đơn giản như vay tiền bằng cmnd và thẻ atm, vay tiền bằng sổ tiết kiệm,… đang vô cùng phổ biến và được nhiều đơn vị tài chính uy tín cung cấp. Truy cập Website để tìm hiểu thêm.
Mặt hạn chế của lợi suất đáo hạn.
Vì phải đáp ứng được cả hai giả thuyết dưới đây nên lợi suất đáo hạn xuất hiện nhiều hạn chế. Hai giải thuyết cụ thể như sau:
- Giả thuyết thứ nhất: Số tiền lãi trái phiếu mà các nhà đầu tư nhận được sẽ được tái đầu tư ở lợi suất đáo hạn. Với giả thiết này, các nhà đầu tư sẽ phải trực tiếp đối diện với khả năng lãi suất trong tương lai sẽ thấp hơn lợi suất đáo hạn tại thời điểm mua trái phiếu, gây ra các khoản lỗ. Rủi ro này được còn được gọi là rủi ro tái đầu tư
Mặt hạn chế của lợi suất đáo hạn.
- Giả thuyết thứ hai: Trái phiếu đã mua phải được giữ cho đến hết kỳ đáo hạn. Trong trường hợp các nhà đầu tư không giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn, các nhà đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro sẽ phải bán trái phiếu thấp hơn giá mua trái phiếu. Điều đó làm cho lợi tức mà các nhà đầu tư nhận được sẽ thấp hơn mức lợi tức vào kỳ đáo hạn. Rủi ro trên được gọi là rủi ro lãi suất.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến lợi suất đáo hạn. Sau khi đọc bài viết trên, tin rằng quý đọc giả đã có cho mình đáp án của câu hỏi lợi suất đáo hạn là gì. Nhìn chung, lợi suất đáo hạn là một công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư trái phiếu. Hy vọng bài viết trên phục vụ được cho nhu cầu của quý đọc giả.
Leave a Reply