Lợi nhuận gộp là vấn đề mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Bởi suy cho cùng thì các doanh nghiệp hoạt động cũng vì lợi nhuận. Vậy lợi nhuận gộp (Gross Profit) là gì? Cách tính thế nào? Nếu muốn biết đáp án của những câu hỏi trên, đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là gì?
Lợi nhuận gộp có thể hiểu đơn giản là phần lãi doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ những chi phí liên quan đến hàng hóa và dịch vụ. Bao gồm chi phí sản xuất và tiếp thị bán hàng, quảng cáo dịch vụ.
Những đặc trưng và cách tính lợi nhuận gộp
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những đặc trưng của lãi gộp và cách tính phần lợi nhuận này cho doanh nghiệp.
Những đặc trưng của lợi nhuận gộp
Đặc trưng đầu tiên khi người ta nói đến lợi nhuận gộp chính là thước đo đánh giá tình hình sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp. Quá đó đánh giá được tình hình sử dụng nhân công và nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa hay chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Khi phần lợi nhuận gộp tốt có tốc độ tăng trưởng cao thì có nghĩa là việc sử nhân công sản xuất, nhân viên chăm sóc khách hàng và chất lượng dịch vụ tốt và hiệu quả. Còn ngược lại nếu lợi nhuận âm hoặc bằng 0 thì doanh nghiệp cần xem lại cách sử dụng nhân lực và tài nguyên của mình.
Để tính được mức lãi gộp cho doanh nghiệp, người ta thường dựa vào một số yếu tố như chi phí nguyên vật liệu, tiền công người lao động, hoa hồng đối với phân phối bán hàng, bốc dỡ hàng hóa, chi phí vận chuyển… Các khoản chi này cần được tính toán thật kỹ từ đó việc tính lãi gộp mới đem đến kết quả chính xác nhất. Có như vậy mới sử dụng để làm thước đo cho doanh nghiệp về hiệu quả sản xuất.
Tham khảo các đơn vị hỗ trợ tài chính theo hình thức vay tín chấp Online uy tín nhất hiện nay như ví liên hoa, Doctor Đồng,… tại Website.
Công thức tính lợi nhuận gộp
Tính lợi nhuận gộp thì áp dụng công thức nào? Câu trả lời sẽ tới ngay sau đây. Hãy xem và áp dụng để tính lợi nhuận gộp cho doanh nghiệp của mình nhé.
Lợi nhuận gộp = Doanh số bán hàng – Giá vốn hàng bán
Để các bạn dễ hiểu hơn sau đây chúng ta sẽ xét 1 ví dụ: Giả sử một công ty thu 400.000 USD doanh thu bán sản phẩm. Chúng ta có mức chi phí hàng hóa bao gồm 40.000 USD mà đơn vị chi cho sản xuất vật tư, nguyên liệu, cộng với 160.000 USD mà đơn vị phải trả cho chi phí lao động của mình.
Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong ví dụ này là 400.000 – (40.000 + 160.000) = 200.000 USD.
Từ việc có được kết quả ở trên, ta có thể kết luận rằng, sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán, doanh nghiệp trong ví dụ đã có mức lãi gộp 200.000 USD. Như vậy có thể kết luận rằng công việc kinh doanh của doanh nghiệp này rất tốt. Có thể tiếp tục đầu tư sẽ kinh doanh có lãi.
Một số ý nghĩa của lợi nhuận gộp
Xét về tổng quan thì việc xác định được lợi nhuận gộp hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nó sẽ đánh giá được tình hình kinh doanh sản xuất thời gian qua của doanh nghiệp. Là chỉ số cơ bản để nhìn nhận một đơn vị, công ty làm ăn có tốt hay không? Dựa vào chỉ số này người ta sẽ đánh giá và định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh tiếp theo. Có nên mở rộng hay duy trì sản lượng như hiện tại.
Tuy nhiên chỉ số lãi gộp chỉ mang tính chất tương đối, nó chỉ có giá trị chính xác khi xác định được các yếu tố như lương nhân công, chi phí nguyên vật liệu và bán hàng, hệ số tương quan,… một cách chính xác. Nếu không thì việc sai số là điều không thể tránh khỏi. Và nếu kết quả không chính xác thì việc dựa vào chỉ số này để đánh giá tình hình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp là điều không chính xác.
Vậy nên bạn đừng vội nhìn vào giá trị này mà nhanh chóng kết luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Hãy phân tích các yếu tố liên quan, các số liệu có thực sự ăn khớp với nhau hay không? Nếu có bất cứ điều gì không hợp lý cần phải xem xét và đánh giá lại. Có như vậy mới đem đến kết quả chính xác. Chỉ số lợi nhuận gộp sẽ phát huy hết những chức năng và nhiệm vụ của nó. Đừng để việc tính toán sai lầm rồi khi quyết định chiến lược gây tổn thất cho doanh nghiệp. Thương trường như chiến trường, cần có sự cân nhắc và suy tính cho thấu đáo rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng.
Giờ thì các bạn đã biết được lợi nhuận gộp (Gross Profit) là gì rồi đúng không? Mong rằng với những gì chúng tôi đã gửi đến các bạn ở trên đây sẽ giúp ích cho những ai đang làm sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp cần có sự tư vấn và giải đáp, các bạn hãy nhấc máy lên và inbox ngay cho chúng tôi để được tham vấn trong thời gian sớm nhất.
Trả lời